Proof Of Concept là gì?

service_consultancy_2
Đợt này công ty mình có một dự án mới, trong giai đoạn đầu khách hàng yêu cầu team mình thực hiện các task về Proof Of Concept (PoC).
Vậy PoC là gì?

Nói nôm na PoC là một thử nghiệm cho một ý tưởng xem nó có khả thi không. Nó là chứng cứ trước khi áp dụng ý tưởng đó vào bài toán thực tế. PoC có thể dịch sang tiếng Việt là “Bằng chứng cho ý tưởng”.
Đặc điểm dễ nhận thấy đó là POC thường có quy mô nhỏ, phạm vi tương đối cụ thể, và có thể không phải là một công việc hoàn thiện.
Lợi ích của PoC
Việc tạo ra một PoC có thể giúp cho product owner nhận diện được các vấn đề về kỹ thuật hay các vấn đề khác tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới thành công của dự án.

Nó cũng giúp tổ chức thu thập các phản hồi nội bộ về một sản phẩm hay dịch vụ tiềm năng trong khi giảm được các rủi ro và giúp những nhà phát triển có các lựa chọn về thiết kế sớm hơn.

Lúc dự án mới trong giai đoạn bắt đầu, các yêu cầu chưa rõ ràng, và các công nghệ để thực thi cũng chưa được quyết định. Vì vậy việc nghiên cứu các công nghệ mới để xem độ khả thi khi áp dụng vào dự án hiện tại là một việc vô cùng hữu ích. Chẳng hạn khi giải quyết bài toán logging, có rất nhiều thư viện hỗ trợ việc logging, vậy thì chọn thư viện nào trong số đó? Điều này chỉ có thể quyết định chính xác khi thử nghiệm bằng các PoC.

Tiêu chí cho một PoC

Kế hoạch phát triển PoC phải giải quyết được vấn đề làm sao một sản phẩm hay dịch vụ được lựa chọn sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu được đặt ra.
Kế hoạch này phải bao gồm:
  • Các tiêu chí thành công rõ ràng
  • Tài liệu về việc triển khai PoC
  • Thành phần đánh giá
  • Gợi ý để PoC thành công khi tiến hành.
Phát triển một bản kế hoạch như vậy là một bước quan trọng trong việc xác định một sản phẩm cuối cùng sẽ được triển khai cho người dùng như thế nào để ít lỗi nhất. Trong một số tổ chức lớn, PoC có thể được biết đến như là Proof of principle. Trong lĩnh vực phần mềm, thuật ngữ PoC thường dùng cho một vài công đoạn với các mục tiêu và thành phần tham gia khác nhau.

Leave a comment